CƠ CHẾ DIỆT KHUẨN CỦA KENTORI

KENTORI chứa thành phần hoạt tính là Axit hypoclorơ (HOCl), cơ chế diệt khuẩn của Axit Hypoclorơ là: 

Axit hypoclorơ (HOCl)là chất không mang điện tích, di chuyển nhanh chóng, có khả năng oxy hóa vi khuẩn trong vài giây. Do Axit Hypoclorơ không mang điện tích, nên cho phép nó thâm nhập xuyên qua các màng bảo vệ của vi khuẩn tốt hơn, và tiêu diệt vi khuẩn nhờ khả năng oxi hóa mạnh.

HOCl chứa trong KENTORI có tác dụng tác động đến vi sinh vật thông qua các phản ứng oxy hóa (oxidation), thủy phân (hydrolysis) và khử amin (deamination). Cơ chế phản ứng của HOCl bao gồm liên kết với protein tạo nên các hợp chất N-chloro, liên kết với gốc SH (sulfhydryl) của protein và oxy hóa a-amino axít thành nitrile (R-CºN) và aldehyde (R-CHO).  

Khi thấm vào tế bào, đầu tiên HOCl gây tổn thương vật lý cho vách và màng tế bào của vi sinh vật. Bên trong tế bào chất, HOCl tác động lên ty thể gây phá hủy enzyme Cytochrome xúc tác phản ứng oxy hóa khử, các emzyme này có vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của tế bào. Kết quả của quá trình phá hủy Cytochrome gây nên sự sụt giảm lượng glucose và ATP bên trong tế bào chất. Ngoài ra, HOCl còn gây rối loạn quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein. Phản ứng của HOCl bên trong tế bào sinh ra gốc ·OH (hydroxyl radical) có tính oxy hóa mạnh làm biến đổi Purine và Pyrimidine gây tác động đến vật chất di truyền (AND) của vi sinh vật. Nhìn chung, HOCl có thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus và vi nấm có hại từ sâu bên trong tế bào  trong vài giây.

Tế bào bình thường
Virus lây truyền vào tế bào và chuyền ADN
Tế bào bị nhiễm bệnh và gây ảnh hưởng cơ thể.
              Sinh sản tế bào bệnh và sự bùng phát virus
Kentori hoạt động tốt, và tiêu diệt tất cả các mần bệnh virus và Vi Khuẩn 
Tế bào bị nhiễm chết và Virus không thể tồn tại mà không có vật chủ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *