CÓ PHẢI HÓA CHẤT MẠNH- LÀ TỐT?

Sử dụng và lạm dụng hóa chất trong diệt khuẩn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Điểm danh những loại chất sát khuẩn hay gây nguy hiểm:

Thuốc sát khuẩn chloramin B:

Bên cạnh tác dụng khử trùng rất tốt và hiệu quả, chloramin B có thể gây độc đối với người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như: Tổn thương da, làm da bị nóng rát và khó chịu; Tổn thương mắt ở giác mạc, thậm chí làm mù mắt; Tổn thương hô hấp làm co thắt cơ trơn, khó thở…

Khi dùng hóa chất Chloramin B, tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bộ y tế, cần xử lý ngay khi có dấu hiệu ngộ độc do chloramin B, cụ thể:

  • Khi ngậm hoặc nuốt phải viên hay bột hóa chất sát khuẩn chloramin B nên cho bệnh nhân uống ngay một lượng nước ấm, không được kích thích để cố gắng làm gây nôn và phải đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để can thiệp.
  • Khi hít phải không khí có chứa hóa chất Chlor hoạt tính đậm đặc của chloramin B, phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng không khí bị ô nhiễm và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để xử trí.
  • Khi bị bắn hóa chất vào mắt, phải rửa sạch mắt và mặt ngay bằng nước sạch nhiều lần, đồng thời cũng đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra.Khi bị bắn hóa chất vào quần áo hoặc dính trên da, phải cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất, rửa sạch vùng da bằng nước sạch ấm và xà phòng.

Methanol (Cồn công nghiệp):

Cồn là chất diệt khuẩn được ứng dụng nhiều bởi giá thành rẻ, dễ mua, hoạt tính cao, nhưng chỉ cần không cẩn trọng,trong dung dịch diệt khuẩn dùng sai cồn, dùng cồn công nghiệp chứ không phải cồn y tế (Ethanol) thì sẽ rất nguy hiểm.

Cồn công nghiệp – cụ thể là Methanol, một loại cồn độc hại được sử dụng công nghiệp làm dung môi, thuốc trừ sâu. Hít phải hơi methanol nồng độ cao và hấp thụ methanol qua da cũng có hiệu quả như đường uống trong việc tạo ra các tác dụng độc hại. Liều tử vong của Methanol tinh chất ước tính ở khoảng 1 – 2ml/kg. Tuy nhiên, đã có trường hợp bị mù vĩnh viễn và tử vong với liều chỉ 0,1ml/kg. Những ảnh hưởng bất lợi ban đầu do ngộ độc methanol bao gồm buồn ngủ, giảm ý thức (trầm cảm thần kinh trung ương), nhầm lẫn, đau đầu, chóng mặt và không có khả năng phối hợp vận động cơ bắp (mất điều hòa). Nghiêm trọng hơn có thể gây sự tích tụ axit trong máu (nhiễm toan chuyển hóa), mù lòa và tử vong.

Khi có triệu chứng ngộ độc cồn công nghiệp cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời ứng cứu và điều trị.

  • Nguyên tắc ứng cứu kịp thời cho bệnh nhân là đảm bảo các chỉ số sinh lý ổn định cho người bệnh.
  • Sử dụng các biện pháp chống giải độc đặc hiệu, có thể chỉ định lọc máu sớm nếu có bằng chứng rõ ràng. Xét nghiệm nồng độ Methanol và Ethanol trong cơ thể bệnh nhân để có thể đưa phương hướng điều trị hợp lý.
  • Điều trị triệu chứng và các biến chứng, điều trị hỗ trợ giai đoạn phục hồi.

Chất khử khuẩn Ozone: 

Ozone có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ khả năng khử trùng và diệt khuẩn tuyệt vời. Tuy nhiên, khi sử dụng ozone cần hết sức thận trọng và lưu ý đến nồng độ, cách dùng và liều lượng vì Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10 ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường. Khí ozon dễ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi… chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.

Ngộ độc ozon thường bắt đầu bằng triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa thì bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, hư thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định ngưỡng an toàn của ozon là 0,06 ppm (0,06ml ozon/1 lít không khí). Cho nên khi bắt đầu ngửi được mùi hôi tanh của ozon (khi đó nồng độ ozon khoảng 0,02-0,05 ppm) thì nên tránh xa ngay, nhất là với người bị bệnh hen suyễn hoặc trẻ em. Ngoài ra, khí ozon cũng có thể làm hư hại các vật liệu bằng cao su và làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong nhà. Do đó, không nên ở trong phòng khi đang dùng ozone để để khử mùi, diệt khuẩn. Đặc biệt, khi ngửi thấy mùi khét của ozone, chúng ta nên dừng lại và mở cửa sổ cho thoáng. Khi có triệu chứng ngộ độc, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hổ trợ.

HOẠT CHẤT HOCl- ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ- NÂNG TẦM GIẢI PHÁP

Dung dịch axit hypochlorous (HOCl) sản xuất theo công nghệ Nhật bản hiện đang là lựa chọn mới bên cạnh dung dịch Cloramin B dùng cho khử trùng.

Với ưu điểm vượt trội về sự an toàn như không gây kích ứng da kể cả các vùng nhạy cảm như da mặt, miệng, không độc hại khi tiếp xúc với các chất hữu cơ, nhanh chóng phân hủy thành nước và bay hơi sau khi xịt, không cần tự pha chế mà dùng công nghệ điện phân giúp cho tỉ lệ các thành phần luôn ở mức chuẩn an toàn.

HOCl tự hào được FAD khuyến cáo khuyên dùng để diệt khuẩn thay thế cho chất diệt khuẩn chứa cồn và hóa chất gây hại.