Vì xu hướng là tiền đề tạo ra xu thế nhưng định hướng đúng đắn mới mang lại giá trị chuyên sâu.

Thực trạng dịch bệnh ngày nay cùng với những nguy cơ do thiếu ý thức trong việc vệ sinh cá nhân làm cho đại đa số con người chúng ta chợt thức tỉnh, quan tâm hơn, tập trung hơn tới việc “Làm thế nào để khỏe, để sạch, để sống an toàn”. Thị trường là thế, luôn o bế cho nhu cầu của “Thượng Đế” nhưng đôi khi lại “Tạm quên đi” sự hoàn hảo: Sạch- Khỏe- Chất lượng và An toàn

.

KENTORI ra đời trong bối cảnh nhộn nhịp của muôn vàn sản phẩm nước rửa tay, nước vệ sinh khác. Song, mới mẻ nhưng không nhạt nhòa. Với phương châm “KHÔNG CHỈ SẠCH KHUẨN, ÀM CÒN AN TOÀN” Từng dòng sản phẩm của KENTORI đã ra đời trong sự đón nhận hân hoan của mọi người.

Thành công của chúng tôi không chỉ ở việc tạo ra thương hiệu mà còn ở chính việc chúng tôi luôn đặt tâm quyết và tầm nhìn vào từng sản phẩm. KENTORI – với công thức HOCl, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh, đồng thời lại TUYỆT ĐỐI AN TOÀN với sức khỏe, không gây kích ứng, dị ứng trên kể cả trên làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

KENTORI là sản phẩm của công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, vượt trội hơn cả sản phẩm của công nghệ điện phân. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đó cũng chính là thế mạnh so với đại đa số sản phẩm trên thị trường ngày nay. Hoạt chất diệt khuẩn của chúng tôi sẽ phân giải hoàn toàn sau khi diệt khuẩn, không lo sợ tồn dư hóa chất và ảnh hưởng đến môi trường sinh sinh thái.

KETORI tự tin mang đến tay người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất.

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, lời khuyên được đưa ra là rửa tay thường xuyên. Việc rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ virus, hạn chế khả năng xâm nhập của virus vào cơ thể gây bệnh. Tuy nhiên, việc rửa tay không đúng cách và việc lựa chọn sản phẩm nước rửa tay khô không thích hơp sẽ khiến da khô, thậm chí kích ứng. Vậy, cần chăm sóc da tay như thế nào? Có nên sử dụng nước rửa tay nhanh hay không?

Rửa tay đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

Tuy rửa tay thường xuyên sẽ giúp tay luôn sạch tuy nhiên để tay sạch thực sự và có thể phòng tránh được vi khuẩn, virus gây bệnh thì chúng ta nên rửa tay theo đúng quy trình đề ra của Bộ Y tế. Cụ thể các bước như hình sau:

Lựa chọn hợp lý nước rửa tay nhanh hiệu quả và an toàn:

Việc rửa tay với xà phòng và rửa lại bằng nước sạch là tốt nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Vì thế, sử dụng nước rửa tay nhanh sẽ mang lại nhiều thuận tiện. Vì thế, trường hợp phải sử dụng nước rửa tay nhanh, hãy dùng chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần không chứa hóa chất, có khả năng diệt khuẩn hiệu quả, chứa ít hoặc không chứa hương liệu gây nguy cơ kích ứng da. Dùng nước rửa tay nhanh  phù hợp sẽ giúp tay luôn được làm sạch mà vẫn an toàn, không lo sợ nguy cơ kích ứng da.

Cung cấp độ ẩm cần thiết để chăm sóc da tay:

Bên cạnh việc lựa chọn nước rửa tay hợp lý, bổ sung dưỡng chất cho da cũng thực sự cần thiết. Do đó, bạn có thể tìm hiểu kỹ về da và lựa chọn dưỡng ẩm phù hợp. Mỗi ngày, sử dụng dưỡng cho da tay sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Kết hợp dùng găng tay bảo vệ da:

Việc sử dụng găng tay sẽ hạn chế việc da tay tiếp xúc với mọi vật xung quanh.Đặc biệt là khi tiếp xúc với hóa chất. Các loại hóa chất như: nước rửa chén, nước lau nhà, dung dịch vệ sinh nhà cửa hay tiếp xúc với môi trường công cộng chứa các nguy cơ gây bệnh… Tuy nhiên, không nên chủ quan khi đã đeo găng tay và phải thận trọng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp găng tay vào mặt, mắt, da và các đồ dùng cá nhân khi chưa khử trùng găng tay sạch sẽ. Có thể kết hợp nước diệt khuẩn an toàn, hiệu quả, không gây hại bề mặt tiếp xúc để vế sinh găng tay và các đồ dùng tiếp xúc thường xuyên. Đồng thời, lựa chọn chất liệu gang tay thoải mái, bền bỉ và thay găng tay đều đặn theo khuyến cáo nhà sản xuất.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô có khả năng diệt vi khuẩn, virus, song rât nhiều loại không rõ về nguồn gốc và thành phần có thể chứa nhiều hóa chất làm hại da.

BS Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng, đỏ mẩn, bong tróc, ngứa… Qua khai thác bệnh sử, nhiều bệnh nhân cho biết những ngày qua có sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn mua trôi nổi trên thị trường hoặc dùng loại dung dịch tự pha chế để sát khuẩn tay ngừa dịch Covid-19. Chưa thể khẳng định 100% có phải do bệnh nhân sử dụng nước rửa tay nhanh hay không vì phải có kiểm nghiệm lâm sàng hoặc xét nghiệm đặc hiệu, nhưng việc sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan chức năng kiểm định có thể ảnh hưởng đến da tay và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Với những dung dịch rửa tay nhanh sử dụng cồn là chất diệt khuẩn, nếu nồng độ cồn quá thấp (dưới 60 độ) thì không có tác dụng diệt khuẩn hoặc tác dụng diệt khuẩn kém. Trong khi đó, nếu nồng độ cồn quá cao (90 độ) thì sẽ làm đông, vón cục lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, vi rút làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Diệt khuẩn bằng cồn tuy có tác dụng diệt khuẩn nhưng dùng lâu, dùng nhiều, tay dễ bị dị ứng, kích ứng.

Bên cạnh đó, Bác sĩ cho biết, nước sát khuẩn diệt được vi khuẩn mà không cần đến nước và thành phần của dung dịch thì phải chứa một lượng lớn hóa chất. Do đó nó có thể làm hại đến người dùng cụ thể như tổn thương niêm mạc da tiếp xúc, kích ứng, sưng tấy, viêm… Nước rửa tay nhanh còn làm tăng khả năng hấp thụ BPA, một chất hóa học rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết dẫn đến ung thư. Tuy trong sản phẩm nước rửa tay khô không chứa chất độc hại này nhưng nó là phương tiện trung gian để đưa chất độc hại này từ tay dính vào thức ăn và vào cơ thể. Một số loại dung dịch rửa tay chứa chất hóa học tạo mùi nhân tạo, có thể gây các phản ứng dị ứng, viêm da, suy hô hấp, rối loạn nội tiết và tác động tiêu cực đến hệ sinh sản.

Vì thế, tìm mua và sử dụng nước sát khuẩn đạt chuẩn và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là vô cùng cần thiết.  Bác sĩ khuyến cáo dịch bệnh diễn biến phức tạp, phương pháp vệ sinh tay tốt nhất vẫn là dùng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng nước rửa tay sát khuẩn an toàn.

Nên mua nước sát khuẩn ở cửa hàng uy tín, tham khảo thành phần, hoạt chất, nồng độ. Ảnh: Khánh Duy

Không nên chỉ  lạm dụng nước sát khuẩn mà phải đi kèm với các phương pháp khác như vệ sinh ăn uống, đeo khẩu trang, tránh nơi đông người… Hạn chế mua những loại nước rửa tay có mùi hấp dẫn, có thể kích thích trẻ muốn nếm thử và tăng nguy cơ kích ứng . Dùng cho trẻ những sản phẩm chuyên dụng hoặc khi trẻ sử dụng cần có sự giám sát của bố mẹ.

Nên dùng nước sát khuẩn trong các trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh như trước và sau khi ăn, khi hoạt động ngoài trời, sau khi cầm tiền, sau khi giao tiếp, đi tàu xe, phương tiện công cộng hay vào cơ sở thăm khám y tế. Sử dụng nước kháng khuẩn đúng cách theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Để phòng tránh lây nhiễm dịch, tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và miệng. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi và rửa tay ngay. Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào.

Liên hệ với chuyên viên y tế để nhận lời khuyên về những điều cần làm và thông tin cập nhật về tình hình dịch. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm để điều trị kịp thời.

Sử dụng và lạm dụng hóa chất trong diệt khuẩn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Điểm danh những loại chất sát khuẩn hay gây nguy hiểm:

Thuốc sát khuẩn chloramin B:

Bên cạnh tác dụng khử trùng rất tốt và hiệu quả, chloramin B có thể gây độc đối với người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như: Tổn thương da, làm da bị nóng rát và khó chịu; Tổn thương mắt ở giác mạc, thậm chí làm mù mắt; Tổn thương hô hấp làm co thắt cơ trơn, khó thở…

Khi dùng hóa chất Chloramin B, tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bộ y tế, cần xử lý ngay khi có dấu hiệu ngộ độc do chloramin B, cụ thể:

  • Khi ngậm hoặc nuốt phải viên hay bột hóa chất sát khuẩn chloramin B nên cho bệnh nhân uống ngay một lượng nước ấm, không được kích thích để cố gắng làm gây nôn và phải đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để can thiệp.
  • Khi hít phải không khí có chứa hóa chất Chlor hoạt tính đậm đặc của chloramin B, phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng không khí bị ô nhiễm và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để xử trí.
  • Khi bị bắn hóa chất vào mắt, phải rửa sạch mắt và mặt ngay bằng nước sạch nhiều lần, đồng thời cũng đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra.Khi bị bắn hóa chất vào quần áo hoặc dính trên da, phải cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất, rửa sạch vùng da bằng nước sạch ấm và xà phòng.

Methanol (Cồn công nghiệp):

Cồn là chất diệt khuẩn được ứng dụng nhiều bởi giá thành rẻ, dễ mua, hoạt tính cao, nhưng chỉ cần không cẩn trọng,trong dung dịch diệt khuẩn dùng sai cồn, dùng cồn công nghiệp chứ không phải cồn y tế (Ethanol) thì sẽ rất nguy hiểm.

Cồn công nghiệp – cụ thể là Methanol, một loại cồn độc hại được sử dụng công nghiệp làm dung môi, thuốc trừ sâu. Hít phải hơi methanol nồng độ cao và hấp thụ methanol qua da cũng có hiệu quả như đường uống trong việc tạo ra các tác dụng độc hại. Liều tử vong của Methanol tinh chất ước tính ở khoảng 1 – 2ml/kg. Tuy nhiên, đã có trường hợp bị mù vĩnh viễn và tử vong với liều chỉ 0,1ml/kg. Những ảnh hưởng bất lợi ban đầu do ngộ độc methanol bao gồm buồn ngủ, giảm ý thức (trầm cảm thần kinh trung ương), nhầm lẫn, đau đầu, chóng mặt và không có khả năng phối hợp vận động cơ bắp (mất điều hòa). Nghiêm trọng hơn có thể gây sự tích tụ axit trong máu (nhiễm toan chuyển hóa), mù lòa và tử vong.

Khi có triệu chứng ngộ độc cồn công nghiệp cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời ứng cứu và điều trị.

  • Nguyên tắc ứng cứu kịp thời cho bệnh nhân là đảm bảo các chỉ số sinh lý ổn định cho người bệnh.
  • Sử dụng các biện pháp chống giải độc đặc hiệu, có thể chỉ định lọc máu sớm nếu có bằng chứng rõ ràng. Xét nghiệm nồng độ Methanol và Ethanol trong cơ thể bệnh nhân để có thể đưa phương hướng điều trị hợp lý.
  • Điều trị triệu chứng và các biến chứng, điều trị hỗ trợ giai đoạn phục hồi.

Chất khử khuẩn Ozone: 

Ozone có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ khả năng khử trùng và diệt khuẩn tuyệt vời. Tuy nhiên, khi sử dụng ozone cần hết sức thận trọng và lưu ý đến nồng độ, cách dùng và liều lượng vì Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10 ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường. Khí ozon dễ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi… chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.

Ngộ độc ozon thường bắt đầu bằng triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa thì bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, hư thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định ngưỡng an toàn của ozon là 0,06 ppm (0,06ml ozon/1 lít không khí). Cho nên khi bắt đầu ngửi được mùi hôi tanh của ozon (khi đó nồng độ ozon khoảng 0,02-0,05 ppm) thì nên tránh xa ngay, nhất là với người bị bệnh hen suyễn hoặc trẻ em. Ngoài ra, khí ozon cũng có thể làm hư hại các vật liệu bằng cao su và làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong nhà. Do đó, không nên ở trong phòng khi đang dùng ozone để để khử mùi, diệt khuẩn. Đặc biệt, khi ngửi thấy mùi khét của ozone, chúng ta nên dừng lại và mở cửa sổ cho thoáng. Khi có triệu chứng ngộ độc, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hổ trợ.

HOẠT CHẤT HOCl- ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ- NÂNG TẦM GIẢI PHÁP

Dung dịch axit hypochlorous (HOCl) sản xuất theo công nghệ Nhật bản hiện đang là lựa chọn mới bên cạnh dung dịch Cloramin B dùng cho khử trùng.

Với ưu điểm vượt trội về sự an toàn như không gây kích ứng da kể cả các vùng nhạy cảm như da mặt, miệng, không độc hại khi tiếp xúc với các chất hữu cơ, nhanh chóng phân hủy thành nước và bay hơi sau khi xịt, không cần tự pha chế mà dùng công nghệ điện phân giúp cho tỉ lệ các thành phần luôn ở mức chuẩn an toàn.

HOCl tự hào được FAD khuyến cáo khuyên dùng để diệt khuẩn thay thế cho chất diệt khuẩn chứa cồn và hóa chất gây hại.